trainticket and technicians blog

Thứ Ba, 31 tháng 1, 2012

Du khách đến Sa Pa và Mẫu Sơn tăng mạnh trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Thìn 2012














   Khách du lịch chụp ảnh tại Mẫu Sơn


Từ 25/1 (mồng 3 Tết Nguyên đán Nhâm Thìn 2012) đến nay, nhiệt độ ở miền Bắc xuống thấp, cho nên khách du lịch đến Mẫu Sơn (Lạng Sơn) và Sa Pa (Lào Cai) rất đông.

  Khách du lịch trong và ngoài nước đến chiêm ngưỡng cảnh đẹp tại Sa Pa và Mẫu Sơn rất đông khiến các khách sạn tại hai điểm này trở nên quá tải.








Sáng 26/1 (mồng 4 Tết), khu du lịch Mẫu Sơn đã bị băng giá phủ rộng, nhiệt độ xuống thấp khoảng 0,6°C. Nhiệt độ giảm mạnh, kèm theo mưa, gió đông bắc cấp 6 khiến khu vực này xuất hiện băng tuyết. Theo ông Hứa Trung Tuyển, Giám đốc Công ty Cổ phần du lịch quốc tế V&T, nhiệt độ tại Mẫu Sơn tiếp tục hạ thấp, băng tuyết vẫn bao phủ nhưng lượng khách du lịch đến đây vẫn rất đông. Mặc dù đã chuẩn bị trước lượng phòng nghỉ cho khách du lịch đến tham quan từ trước Tết nhưng các khách sạn vẫn quá tải. Nhiều khách lên Mẫu Sơn không có chỗ nghỉ lại quay về thành phố Lạng Sơn nghỉ trọ.

“Những tháng gần đây, Mẫu Sơn có hiện tượng băng tuyết nên khách đổ xô về chiêm ngưỡng băng tuyết rất đông. Khách đến Mẫu Sơn vừa có dịp ngắm nhìn băng tuyết lại vừa có dịp kết hợp du lịch tâm linh”. Tại Sa Pa, ngày 26/1, nhiệt độ xuống còn 2°C nhưng khách đến tham quan và nghỉ dưỡng rất đông. Các khách sạn cũng trở nên quá tải.

Theo bà Phạm Thu Anh (Hà Nội) cho biết, năm nay, kỳ nghỉ Tết dài nên muốn dành cho cả nhà một chuyến du lịch khác với mọi năm. Ở Sa Pa thời gian này cũng không quá rét như mọi người tưởng tượng. Cảnh vật rất tuyệt vời, có sương mù mờ ảo sau đó trưa có nắng vàng rất đẹp. Tôi thấy rất thú vị vì không nghĩ trên này lại đẹp như vậy, không lạnh buốt cũng không quá khắc nghiệt. Đây là kỳ nghỉ rất tuyệt vời và nhiều kỷ niệm đối với gia đình tôi trong dịp Tết này”.

Năm nay, do ngày nghỉ Tết kéo dài cho nên thay vì ăn Tết ở quê hương như truyền thống, nhiều người lại chọn cách đón Tết kết hợp nghỉ dưỡng tại những nơi có phong cảnh đẹp.

Du xuân tại Sa Pa hay Mẫu Sơn, du khách đều được trải nghiệm thú vị về mảnh đất vùng cao, thành phố trong sương mù để có dịp chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hoa đào, hoa mơ, hoa mận; được dự những lễ hội truyền thống và thưởng thức những món ăn đặc sản của người dân địa phương…, tất cả đều mang lại hương vị ngày Tết đậm đà, ấn tượng trong tiết Xuân về cho du khách.
""'>

Related Posts by blogngochan.tk



Thứ Tư, 18 tháng 1, 2012

Hà Nội lại rực rỡ với muôn ngàn loài hoa xuân

 










Cứ mỗi dịp Tết đến, nhất là từ ngày 20 tháng Chạp trở đi, khắp các con phố, điểm công cộng của Hà Nội lại rực rỡ sắc màu của muôn ngàn loài hoa cùng hòa quyện hương sắc và làm thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng.
Người Hà Nội vốn gắn bó với chợ hoa Hàng Lược với tuổi đời cả trăm năm hay chợ hoa Quảng Bá - một đầu mối bán buôn hoa, rồi tới chợ hoa đường Hoàng Hoa Thám được ví như con đường hoa của Hà Nội.
Ngoài 43 chợ hoa của Hà Nội được tổ chức theo quyết định của thành phố, hàng trăm điểm bán hoa lớn nhỏ trong khắp nội thành vẫn hình thành theo thói quen mua bán của người dân.
Hoa năm nay đẹp và thắm sắc, phần bởi kỹ thuật trồng ngày càng được cải thiện, phần nữa bởi thời tiết không quá khắc nghiệt như các năm trước.
Hoa lan với những chậu lớn từ 15-20 cành, thậm chí chỉ vài cành vẫn được coi là mặt hàng xa xỉ trong dịp Tết. Đẹp, sang trọng và chơi được lâu, các chậu lan vẫn được khách hàng khá giả tìm mua cho dù giá không hề rẻ, từ 3-4 triệu đến 14-15 triệu đồng/chậu. Các loại hoa ly, hải đường, đỗ quyên giá từ 200.000-300.000 đồng/chậu nhưng vẫn hút khách hàng.
Hoa đào là loài hoa được mệnh danh Bà chúa của mùa Xuân, gồm cả đào Nhật Tân và đào núi vẫn là tâm điểm thu hút sự quan tâm của người Hà Nội tại những chợ hoa Tết.
Nếu đào Nhật Tân thuyết phục khách hàng bởi màu đỏ ấm áp, kiểu dáng đẹp, phù hợp với việc trưng bày trong nhà thì đào núi Sơn La, Lai Châu hấp dẫn bởi sự tự nhiên, phóng khoáng.
Chỉ với 120.000-130.000 là có thể sở hữu một cành đào Nhật Tân, đẹp hơn thì phải 250.000-300.000 đồng. Nhưng có lẽ, nhu cầu thụ hưởng tinh thần của người Hà Nội ngày càng cao, vì vậy, những chậu đào thế giá từ vài triệu đến hàng chục triệu vẫn được bày bán khá nhiều và người hỏi mua cũng không ít.
Trong dịp này, hoa mai vàng - loài hoa mang đặc trưng của phương Nam cũng bừng nở trong tiết trời giá lạnh của miền Bắc. Cánh hoa to, mỏng manh với màu vàng rực rỡ, những năm gần đây đã trở nên quen thuộc với ngày Tết của Hà Nội. Giá mỗi chậu cũng không hề rẻ, thường từ 600.000-700.000/chậu trở lên.
Những công chức bình dân, người lao động hay có thu nhập thấp lại tìm đến các loại hoa bình dân hơn. Đơn giản chỉ là những chậu cúc có giá từ 100.000-150.000 hay những cành hoa hồng giá từ 10.000 đồng trở lên hoặc những chậu đồng tiền nho nhỏ.
Dù bình dân hay cao cấp thì những chậu hoa cũng mang lại sự ấm cúng và niềm vui cho mọi nhà trong những ngày đầu năm mới./.
Đinh Thị Thuận

""'>

Related Posts by blogngochan.tk



Thứ Ba, 10 tháng 1, 2012

Air Mekong khuyến mại lớn: Mua một - tặng một





Hãng hàng không Air Mekong thực hiện chương trình khuyến mại “Đón Xuân hai người” trên các chuyến bay hành trình Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian từ ngày 13-23/1.

Theo chương trình khuyến mại, khi hành khách mua vé cho 2 người, hãng sẽ áp dụng mức giảm giá tới 50% (tức mua 1 vé được 1 vé miễn phí). Giá vé của chương trình này không phân biệt thời điểm mua (Air Mekong bán đến tận trước giờ bay).

Bên cạnh chương trình “Đón Xuân hai người,” Air Mekong còn nhận vận chuyển cành đào trên các chuyến bay xuất phát từ Hà Nội tới Phú Quốc, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Pleiku, Buôn Ma Thuột đến ngày 10/2 với cước vận chuyển 350.000 đồng/bó..

Ngoài ra, sau thời gian chạy thử nghiệm, kể từ 1/1 vừa qua, Air Mekong chính thức triển khai chương trình khách hàng thường xuyên, tích lũy điểm để nhận các chương trình chăm sóc của hãng như nâng hạng ghế, nhận vé thưởng, nhận thẻ tặng hành lý miễn cước, đổi các dịch vụ khác của Air Mekong....

""'>

Related Posts by blogngochan.tk



Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2012

Những món ăn yêu thích trong mùa đông Hà Nội

Trong cái lạnh của mùa đông, món ăn quen thuộc được nhiều người yêu thích và thường xuyên thưởng thức khi có dịp tụ tập cùng nhau, chắc hẳn sẽ là món Lẩu. Vậy hãy thử đến với Nhà hàng Cỏ Ba Lá để thưởng thức món Lẩu riêu cua bắp bò thơm ngon cùng nhiều món ăn lạ miệng, hấp dẫn để cảm nhận đầy đủ hương vị tuyệt vời của cuộc sống và thêm ấm lòng trong mùa đông này!


- Set ăn bao gồm:


+ Nộm xoài tôm (01 đĩa)




+ Dế mèn chiên lá chanh (01 đĩa)


+ Ếch nướng sa tế (300 gram ếch)


+ Chả ốc lá lốt đặc biệt (12 miếng)




+ Cá quả chiên vừng (06 miếng lớn)




+ Lẩu riêu cua bắp bò (300 gram cua đồng, 300 gram bắp bò, 200 gram sườn, đậu, rau, tía tô, xà lách, giá đỗ, bún ăn kèm)







""'>

Related Posts by blogngochan.tk



Thứ Tư, 4 tháng 1, 2012

Non nước Việt Nam đẹp


Đầm Lập An - Lăng Cô - Huế





Tam Kỳ - Quảng Nam



Vân Canh - Bình Định - Quy Nhơn







 Reduced: 87% of original size [ 585 x 311 ] - Click to view full image

Hạ Long

""'>

Related Posts by blogngochan.tk



Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tổ chức Hội vui Xuân Tết Nhâm Thìn 2012

Từ ngày 28 và 29/1/2012 (tức mồng 6, 7 Tết), Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam sẽ tổ chức Hội vui Xuân Tết Nhâm Thìn 2012.

Năm nay, hội sẽ giới thiệu đến công chúng Thủ đô một số nét văn hóa của các dân tộc Việt Nam qua các trình diễn nghê thuật dân gian, trò chơi dân gian, ẩm thực dân gian… Đặc biệt, bảo tàng tập trung giới thiệu những nét văn hóa đặc sắc của vùng đất Tổ Phú Thọ qua các điệu hát Xoan của phường An Thái; trình diễn làm bánh tai; chơi trò chơi bắt chạch trong chum gắn với tín ngưỡng phồn thực trong lễ hội ở Tiên Du, Phù Ninh, Phú Thọ; các điệu múa dân gian và đi cà kheo thả đũa vào chai của dân tộc Cao Lan ở làng Ngọc Tân, Ngọc Quan, Đoan Hùng, Phú Thọ.  
Ngoài ra còn có các màn trình diễn múa rối nước dân gian với các tích trò độc đáo, vui nhộn gắn với cuộc sống của người nông dân; hát ca trù của câu lạc bộ UNESCO. Đặc biệt, du khách sẽ được tìm hiểu và thử học hát, chơi nhạc cụ dân gian qua múa sạp của người Thái với tiếng đập rộn ràng, bước chân nhịp nhàng của các cô gái Thái; các nhà thư pháp sẽ viết tặng chữ cho du khách cũng như giải thích về ý nghĩa của các chữ. Đồng thời, với góc hoạt động thử làm nhà thư pháp, du khách sẽ được tự tay viết tặng người thân một chữ đầu xuân để thể hiện mong muốn hạnh phúc, an khang, thịnh vượng…    
Bên cạnh các hoạt động trình diễn chương trình Vui xuân Nhâm Thìn năm nay, du khách tham quan sẽ được hướng dẫn tham gia hoạt động tìm hiểu về 12 con giáp như: nặn tò he, vẽ và tô màu tranh 12 con giáp cũng như tô vẽ một số con giáp bằng gốm; tham gia các trò chơi quen thuộc của người Việt như: pháo đất, đánh đu, kéo co, ô ăn quan, đi goòng…; và nhiều trò chơi của các dân tộc như: múa sạp (Thái), ném pao (Mông), sắc màu sỏi đá (Êđê)… Đặc biệt, một số trò chơi được giới thiệu nhằm giúp công chúng tìm hiểu các nét tương đồng và khác biệt như: đánh cầu lông gà (Mông, Pà Thẻn); đánh cù (Mông, Dao, Nùng); ném còn (Thái, Tày); rồng rắn lên mây, nhảy dây (Việt, Thái); đi cà kheo (Việt, Cao Lan)…    
Trong khung cảnh có nhiều kiến trúc dân gian, du khách sẽ được thử và chụp ảnh với những bộ trang phục nhiều màu sắc của dân tộc Mông, Dao, Phù Lá, Thái
""'>

Related Posts by blogngochan.tk



5000 khách tham quan di tích Cố đô Huế trong đầu năm

Mở đầu Năm Du lịch quốc gia 2012 với chủ đề Du lịch di sản, Thừa Thiên-Huế đặt mục tiêu đón 2 đến 2,5 triệu lượt khách du lịch đến tham quan Cố đô Huế, trong đó có 40 đến 45% là khách nước ngoài, tạo tăng trưởng du lịch 25% và đóng góp 46 đến 48% GDP toàn tỉnh.

Trong 2 ngày đầu năm mới 1-2/1/2012, mặc dù thời tiết mưa phùn và giá lạnh, nhưng các điểm tham quan thuộc quần thể di tích Cố đô Huế đã đón hơn 5.000 lượt du khách đến tham quan; trong đó, có hơn 3.200 lượt khách nước ngoài, đây là tín hiệu tốt lành cho ngành du lịch Thừa Thiên-Huế đầu năm mới.  
Khu phố Tây ở Huế (các tuyến đường Chu Văn An, Phạm Ngũ Lão, Lê Lợi, Võ Thị Sáu...) trong ngày đầu năm nhộn nhịp hẳn khi có tới hàng ngàn du khách nước ngoài đến Huế du lịch đã tập trung tại các nhà hàng, quán bar để cùng chào đón năm mới. Phong cảnh tuyệt đẹp, con người luôn thân thiện, mến khách là những cảm nhận của hầu hết du khách khi đến Huế.    
Trong Năm Du lịch quốc gia 2012, Thừa Thiên-Huế triển khai 20 sự kiện lớn xuyên suốt cả năm, với 11 sự kiện do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, 9 sự kiện do tỉnh Thừa Thiên-Huế tổ chức, tập trung chủ yếu vào thời điểm đầu năm, mùa du lịch hè và các tháng cuối năm. Năm du lịch di sản 2012 được coi là sự tiếp nối chiến lược phát triển du lịch các tỉnh miền Trung, đẩy mạnh liên kết vùng và tăng cường nguồn thu du lịch. Thừa Thiên-Huế tập trung khai thác các sản phẩm du lịch đặc sắc, có tính cạnh tranh cao và mới, có sức hút đối với khách du lịch nội địa và quốc tế trong năm 2012.  
Ðến với Huế trong Năm Du lịch quốc gia 2012, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những tà áo dài Việt Nam thướt tha trong chương trình "Duyên dáng Việt Nam" (24, 25/3), được thưởng thức hương vị riêng cuốn hút của "Liên hoan ẩm thực miền Trung" (30/4 đến 1/5), được say sưa ngân nga theo những giai điệu của "Liên hoan nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam" (5/2012), được hòa theo cảm xúc từ những tình huống độc đáo trong "Liên hoan sân khấu kịch nói chuyên nghiệp toàn quốc" (7/2012), phiêu diêu tự tại trong cảm xúc linh thiêng của Lễ hội Phật đản và Lễ hội hoa đăng Huế" (4 đến 6/5) hay trải nghiệm "Lễ hội sóng nước Tam Giang" (5/2012),...  
Trong chuỗi những sự kiện diễn ra từ đầu đến cuối năm, Festival Huế 2012 được coi là điểm nhấn của Năm Du lịch quốc gia Bắc Trung bộ. Với chủ đề "Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển", Festival Huế sẽ chính thức diễn ra trong 9 ngày, từ ngày 7 đến 15/4, hội tụ nhiều hoạt động độc đáo, đa màu sắc như: Ðêm Hoàng cung, Lễ Tế giao, Lễ hội trống và nhạc cụ gõ "Âm vang hào khí Việt"...  
Bên cạnh đó, những sản phẩm đặc thù của các địa phương trong tỉnh được tập trung khai thác tốt như: Hội vật làng Sình, làng Thủ Lễ. Thừa Thiên-Huế còn chú trọng phát triển du lịch tâm linh với hệ thống chùa, thiền viện Trúc Lâm-Bạch Mã, Trung tâm Văn hóa Huyền Trân công chúa, Ðiện Huệ Nam...    
Tỉnh phát triển hình thức du lịch kết hợp chữa bệnh tại các khu suối khoáng Thanh Tân, Mỹ An...; khai thác sản phẩm du lịch dựa trên quá trình trình diễn sản xuất, trưng bày sản phẩm thủ công truyền thống tại các làng cổ: Phước Tích, Bao La, Thanh Tiên, Thủy Thanh...; khám phá loại hình sinh hoạt văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số và gắn du lịch với nghệ thuật ẩm thực cung đình, dân gian...  
Trong đó, tỉnh chú trọng phát huy thế mạnh du lịch biển, đầm phá thành những dòng sản phẩm độc đáo, thu hút, có dấu ấn riêng như: Lễ cầu ngư; du lịch nghỉ dưỡng, tham quan thắng cảnh biển ở phá Tam Giang-Cầu Hai-Thủy Tú-An Cư, biển Lăng Cô, Cảnh Dương, Thuận An, Túy Vân...  
Để chuẩn bị cho Năm Du lịch quốc gia 2012, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã và đang triển khai, hoàn thành 43 dự án đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển du lịch, với tổng số vốn đầu tư là 49.000 tỷ đồng
""'>

Related Posts by blogngochan.tk